Xử lý nước thải xi mạ
Ngành công nghiệp gia công, sơn kim loại hay còn gọi là công nghiệp xi mạ. Mạ kim loại là hình thức phổ biến trong công nghiệp mạ, vì đa số các sản phẩm kim loại đều cần phải có lớp bề mặt bảo vệ, tính thẩm mỹ và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Công nghệ ngành xi mạ có các hình thức khác nhau như: mạ điện, mạ hóa học, mạ nhúng nóng.
Sơ đồ chung của công nghiệp mạ:
Nồng độ ô nhiễm trong nước thải mạ điện
Đặc trưng của nước thải ngành mạ điện có chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tùy theo kim loại có lớp mạ mà nguồn ô nhiễm chính là đồng, kẽm, niken,…và cũng tùy thuộc vào loại muối kim loại sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố khác nhau như xianua, muối sunfat, cromat, amonium. Trong nước thải có sự thay đổi pH rất rộng từ nước thải axit (pH 2-3) đến rất kiềm (pH 10-11). Các chất hữu cơ thường rất ít trong nước thải, phần đóng góp đó chính là các chất tạo bóng, chất hoạt động bề mặt, nên chỉ số BOD, COD, nước mạ điện thường nhỏ , không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính trong nước thải mạ điện là các ion vô cơ đặc biệt là các muối kim loại nặng như crom, niken, kẽm, xianua, nhôm, sắt.
Quy trình xử lý nước thải xi mạ:
- Hố thu gom: Nước thải từ các khu vực sản xuất được thu gom tập trung dẫn qua song chắn rác trước khi tập trung về bể thu gom.
Song chắn rác để loại ra bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Vì vậy cần thiết phải bố trí thiết bị tách rác thô nhằm loại bỏ rác thô có kích thước lớn có trong nước thải.
Nước thải xi mạ từ các khu vực sản xuất được dẫn về bể thu gom. Bể thu gom là công trình chuyển tiếp giữa điểm phát sinh nước thải và trạm xử lý. Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển và tận dụng được cao trình của các công trình đơn vị phía sau. Nước thải từ bể thu gom được bơm nước thải bơm lên bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào hệ thống xử lý. Nước thải ở bể điều hòa được bơm qua bể phản ứng.
- Bể phản ứng: Tại bể phản ứng bơm định lượng có nhiệm vụ châm hóa chất NaHSO4, FeSO4 vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.
- Bể keo tụ tạo bông: Nhờ cánh khuấy khuấy trộn hóa chất với dòng nước thải để cho quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn. Moteur cánh khuấy được thiết kế với vận tốc khuấy 120-140 vòng/phút nhằm tạo ra dòng chảy xoáy, tạo điều kiện cho hóa chất phản ứng, xúc tác quá trình chuyển Cr3+ thành Cr6+ và hóa chất chỉnh pH nhằm kết tủa các kim loại có trong nước thải xi mạ hoàn toàn hình thành nên những bông cặn. Nhờ có chất trợ keo tụ bông mà các bông cặn hình thành kết dính với nhau tạo thành những bông cặn lớn hơn có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước nhiều lần nên rất dễ lắng xuống đáy thiết bị và tách ra khỏi dòng nước thải. Nước thải từ thiết bị keo tụ, tạo bông tiếp tục tự chảy qua thiết bị lắng 1.
- Thiết bị lắng: Nước thải từ thiết bị keo tụ + tạo bông được dẫn vào ống phân phối nhằm phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy thiết bị. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Hàm lượng cặn (SS) trong nước thải ra khỏi thiết bị lắng giảm 70 – 80%. Cặn lắng ở đáy thiết bị lắng được xả định kỳ về bể chứa bùn.
Một số bông cặn và bọt khí trong nước không lắng xuống đáy thiết bị mà sẽ nổi lên trên mặt nước. Nhờ có hệ thống đập thu nước và chắn bọt mà các bông cặn và bọt khí không theo nước ra ngoài được. Các bông cặn và bọt khí được giữ ở mặt nước và được xả ngoài qua hệ thống phễu thu bọt đến sân phơi bùn hóa lý.
Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy tràn vào máng thu nước & được dẫn về bể trung gian.
- Bể trung gian: là nơi tập trung nước thải sau quá trình xử lý để tiếp tục công đoạn lọc áp lực.
- Bể lọc áp lực: Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định.
Nước xả thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải ngành xi mạ, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí.