Xử lý nước thải ngành thực phẩm
Nhà máy chế biến thực phẩm như: sản xuất mì tôm, sản xuất cháo dinh dưỡng, sản xuất thức ăn nhanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, rượu bia, dầu thực vật, chế biến thịt thủy sản, chế biến đồ hộp.....
Bên cạnh, nhiều lợi ích và phát triển mà ngành chế biến thực phẩm mang lại, nó cũng là ngành thải ra nhiều chất thải ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Các loại nước thải ngành chế biến thực phẩm có đặc trưng là hàm lượng BOD cao (chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy bằng sinh học) gấp 15 đến 20 lần Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Hàm lượng COD gấp hơn 10- 20 lần. Hàm lượng cặn lơ lửng, dầu mỡ và nito cao.
Bảng tính chất của nước thải chế biến thực phẩm:
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị đầu vào |
QCVN 40:2011/BTNMT |
|
Cột A |
Cột B |
||||
1 |
pH |
- |
6.5-8.3 |
6-9 |
5.5-9 |
2 |
BOD5 |
mg/l |
700-1000 |
30 |
50 |
3 |
COD |
mg/l |
1.300-1.500 |
75 |
150 |
4 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
350-500 |
50 |
100 |
5 |
Tổng Nito |
mg/l |
120-200 |
20 |
40 |
6 |
Dầu mỡ |
mg/l |
50-200 |
5 |
10 |
7 |
Tổng Coliforms |
MPN/100ml |
10^9 |
3.000 |
5.000 |
Nhằm đảm bảo vệ sinh một cách toàn diện, để cho ra đời những sản phẩm hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm, vấn đề môi trường đang rất được đầu tư chú trọng tại các nhà máy, cơ sở, Công ty chế biến thực phẩm. Trong đó, xử lý nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường được xem là việc làm cần thiết và không thể bỏ qua đối với bất kỳ cơ sở chế biến thực phẩm nào.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường An Thy có đội ngũ kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp ngành chế biến thực phẩm. Chúng tôi xin giới thiệu đến tới Qúy Khách hàng quy trình xử lý nước thải công nghiệp ngành chế biến thực phẩm:
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải công nghiệp ngành chế biến thực phẩm:
Công nghệ xử lý nước thải bao gồm: Cơ học, hóa lý, sinh học, oxy hóa.
- Nước thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau của nhà máy sẽ được chảy trọng lực vào bể thu gom qua song chắn rác. Song chắn dùng để ngăn chặn những loại rác có kích thước lớn như hộp giấy, vỏ hộp, vỏ trứng, giẻ lau, túi...nhằm đảm bảo cho máy bơm và các công trình phía sau hoạt động ổn định. Phần rác này sẽ được thu gom đựng trong thùng và đem xử lý. Tại bể thu gom sẽ bố trí bơm nước thải về bể tách dầu mỡ của hệ thống xử lý nước thải. Bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ tách dầu mỡ lẫn trong nước thải, nước sau khi tách sẽ tự chảy sang bể điều hòa.
- Bể điều hòa có nhiệm vụ ổn định lưu lượng, đảm bảo HTXL hoạt động đúng công suất. Đồng thời tại đây có bố trí hệ thống phân phối khí, với mục đích khuấy trộn nên nước thải luôn được ổn định. Từ bể điều hòa nước thải được cấp vào hệ thống xử lý sinh học kỵ khí bởi 2 bơm.
- Tại bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Bigas (CO2, CH4, H2S, NH3,...). Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Sau nước thải từ bể sinh học kỵ khí sẽ chảy tràn sang bể sinh học thiếu khí.
- Bể sinh học thiếu khí có lắp đặt máy khuấy trộn chìm giúp cho vsv hoạt động hiệu quả. Qúa trình này có tác dụng khử nito và photpho có trong nước thải. Sau đó nước thải sẽ tự chảy sang bể hiếu khí.
- Bể sinh học hiếu khí các vsv hiếu khí sẽ sử dụng lượng oxy hòa tan trong nước để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Oxy sẽ được cấp liên tục vào bể bằng máy thổi khí. Trong bể có bố trí hệ thống đĩa phân phối khí tại ra hàng triệu bọt khí mịn với hiệu suất hòa tan oxy rất cao nhằm tăng khả năng hòa tan oxy trong nước. Vì vậy trong bể này hàm lượng vi sinh vật và hàm lượng bùn hoạt tính luôn ổn định và hoạt động hiệu quả. Hàm lượng BOD nước thải giảm xuống đáng kể sau quá trình phân hủy sinh học hiếu khí. Sau khi xử lý bằng sinh học bằng hiếu khí nước thải sẽ tự chảy qua bể lắng sinh học.
- Bể lắng tại đây bùn và các hạt có kích thước lớn dưới tác dụng của trọng lực sẽ lắng xuống đáy bể và phần nước trong ở bên trên được dẫn vào bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn và xử lý.
- Bể khử trùng tại đây clorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh. Sau đó nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực.
- Thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được, tạo cho nước độ trong cần thiết trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
- Nước sau khi xử lý đảm bảo QCVN 40:2011/BNTMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- Bể chứa bùn chứa bùn dư của bể lắng bậc hai và các bùn rắn từ các quá trình lược rác và tách dầu mỡ. Định kỳ thuê đơn vị đến thu gom và xử lý.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn Miễn phí