Xử lý nước thải sinh hoạt

Brochure/Catalogue
Nước thải sinh hoạt là nước được sinh ra và thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng từ các quá trình: tắm giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, trong nhà hàng khách sạn và các công trình công cộng khác.

Thành phần của nước thải sinh hoạt thông thường có  2 loại:

Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các nhà vệ sinh.

Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt từ cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả nước thải từ hoạt động vệ sinh sàn nhà.

Giá bán:

Xuất xứ:

Nhập khẩu:

Tình trạng:

Liên hệ đặt hàng qua

0934 453 968 / 0937 185 888

Gửi yêu cầu đặt hàng

Bảng 1: Tính chất nước thải sinh hoạt ở mức ô nhiễm trung bình

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị ô nhiễm trung bình

1

pH

-

7-8

2

COD

mg/l

350

3

BOD5

mg/l

200

4

DO

 

0

5

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

250

6

Tổng chất rắn hòa tan

 

350

7

Tổng Nito

mg/l

50

8

Tổng Photpho

mg/l

8

9

 E.Coli

MPN/ml

10*10^6

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt như: AAO, MBR, SRB, MBBR.... Nguyên tắc chung của các phương pháp này là áp dụng phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học kết hợp với phương pháp vật lý.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh được thu gom chảy vào hố thu của hệ thống xử lý. Tại đây, để loại bỏ rác nhằm bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống,... song chắn rác thô được lắp đặt để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được chảy vào bể điều hòa.

Bể điều hòa: Tại đây hệ thống sục khí sẽ hòa trộn đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và sinh mùi. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh quá tải… đảm bảo cho các công trình phía sau hoạt động ổn định.

Bể tách dầu mỡ: Bể tách dầu mỡ có chức năng loại bỏ các cặn lơ lững, dầu mỡ không tan có trong nước thải. Quá trình sử dụng phương pháp vật lý để xử lý, không tiêu hao hóa chất, điện năng.

Bể xử lý sinh học hiếu khí có giá thể vi sinh – Aerotank: Trong bể Aerotank, nước thải được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ không khí cấp vào từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí được phân bố đều trên đáy bể. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (Nitơ, photpho, kim loại nặng,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.

Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả 92 – 98% làm tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO). Mức duy trì chỉ số DO trong bể Aerotank luôn ở mức 1,5 – 2 mg/l.

Nước thải sinh hoạt sau bể Aerotank chảy vào Bể lắng.

Bể lắng sinh học: Tại đây, xảy ra quá trình loại bỏ các bông bùn vi sinh có trong nước thải. Lượng bùn này sẽ được bơm hoàn lưu bể Aerotank nhờ bơm bùn và nếu lượng bùn bể lắng dư sẽ được bơm bùn bơm về thải bỏ. Sau đó nước thải chảy vào bể khử trùng.

Bể khử trùng: Bể khử trùng có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Bể được thiết kế với nhiều vách ngăn nhằm tăng khả năng xáo trộn tự nhiên giữa hóa chất với nước thải nhằm đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Hóa chất được cung cấp bằng các bơm định lượng.

Tùy theo quy mô và công suất chúng tôi sẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu của Qúy Khách hàng và đảm bảo chất lượng nước xả thải vào môi trường theo QCVN 14:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

Để hiểu hơn về công nghệ hay để được tư vấn công nghệ xử lý phù hợp miễn phí và nhận báo giá hợp lý nhất xin liên hệ Công ty TNHH Công nghệ Môi trường An Thy.