Xử lý nước thải ngành CB thủy sản
Nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang hướng đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Tuy nhiên, ngành chế biến thủy sản thải ra một lượng lớn nước thải trong quá trình sản xuất.
Quy trình chế biến thủy sản:
Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản phần lớn là nước thải trong quá trình rửa sạch, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ và nước vệ sinh cho công nhân. Trong nước thải chứa nhiều mảnh vụn thịt ruột, vảy và mỡ của các loại thủy sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây ra các mùi tanh.
Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất hữu cơ gây ô nhiễm cao như: COD trong nước thải khoảng 1.500-2.800 mg/l, BOD vào khoảng 1.000-1.800 mg/l nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm nghiêm trọng. Hàm lượng N tổng khoảng 120-160 mg/l, P tổng khoảng 6-10 mg/l. Hàm lượng N và P cao gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp...
Do vậy cần có biện pháp xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản đảm bảo đạt quy chuẩn xả thải cho phép trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường An Thy xin giới thiệu hệ thống và quy trình xử lý nước thải công nghiệp ngành chế biến thủy sản:
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải công nghiệp ngành chế biến thủy sản:
Các nước thải chế biến thủy sản sau khi được thải ra theo mạng lưới thoát nước riêng thì được cho vào máy lược rác được đặt âm sâu dưới đất dạng thùng quay tại đây sẽ giữ lại cát và loại bỏ đi các cặn, vụn cá-mực-tôm…có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lí tiếp theo.
Trước khi đưa vào bể lắng cát nước thải của quá trình xử lý nước thải thủy sản được đưa qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn như: gỗ, giấy, nilong, lá cây…..ra khỏi nước thải, nước thải được đưa vào bể lắng kết hợp với tuyển nổi để lắng cát và dầu mỡ rồi đến hầm tiếp nhận rồi bơm qua máy sàng rác để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn hơn 1mm.
Sau khi lắng cát thì chất thải của việc xử lý nước thải thủy sản sẽ được chuyển đến bể điều hòa tại đây máy khuấy trộn chìm sẽ trộn đều nước thải để ngăn ngừa lắng bể gây ra mùi khó chịu, điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm rồi dẫn sang bể kị khí để giảm cặn lơ lững tiếp đó qua bể thiếu khí để tạo môi trường mới thích nghi cho vi sinh vật trước khi chuyển sang bể hiếu khí được sử dụng thêm màng MBBR là bước tiến lớn của công nghệ xử lí nước thải, ngay tại đây sẽ xảy ra quá trình khử nito.
Giá thể này có dạng hình cầu với diện tích tiếp xúc đáng nể 350m2 – 400m2/1m3 nhờ vậy mà sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh chóng nhờ vào mật độ vi sinh vật trong giá thể lưu động này.
Công nghệ xử lý nước thải thủy sản hiếu khí sử dụng màng MBBR dựa trên hoạt động của nhóm vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng bám dính lên các màng nên chúng ta không cần đến sự tồn tại của bể lắng sinh học mà chỉ lọc thô rồi khử trùng nước.
Từ màng MBBR sẽ đưa sang bể lắng 2 để tách bùn, bùn ở bể chứa bùn được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước và giảm khối tích bùn. Bùn khô được đơn vị chức năng thu gom và xử lí theo định kì.
Tại bể chứa bùn của quá trình xử lý nước thải thủy sản thì được cung cấp không khí thường xuyên vào bể để giảm mùi hôi sinh ra do quá trình phân hủy sinh học của các chất hữu cơ, rồi sang kế tiếp bể khử trùng và cuối cùng là đến nguồn tiếp nhận.
Nước sau khi qua cụm lọc áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn Miễn phí.