Xử lý nước thải bệnh viện

Brochure/Catalogue
Nước thải bệnh viện phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là từ các nguồn: nước thải sinh hoạt từ bệnh nhân, người nhà người nuôi bệnh nhân, cán bộ và toàn thể nhân viên bệnh viện, nước thải pha chế thuốc, nước thải tẩy khuẩn, nước thải lau chùi phòng làm việc, nước thải bệnh nhân...

Trong nước thải bệnh có chứa các thành phần chính như: Các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng trong nitơ, phốt pho, các chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…hay các loại vi khuẩn gây các mầm bệnh khác trong máu, mủ, dịch nhờn, đờm, phân của người bệnh, các chất phóng xạ và chế phẩm điều trị ngoài ra còn có một số các chất độc hại khác từ cơ thể bệnh nhân.

Giá bán:

Xuất xứ:

Nhập khẩu:

Tình trạng:

Liên hệ đặt hàng qua

0934 453 968 / 0937 185 888

Gửi yêu cầu đặt hàng

Theo nhiều nguồn thống kê từ bộ y tế thì hầu như nước thải bệnh viện chiếm 80% là nước thải bình thường như nước thải sinh hoạt còn 20% còn lại là các chất nguy hại như chất thải nguy hại vi khuẩn từ bệnh nhân, các hóa chất trong quá trình giải phẫu, lọc máu và các mẫu xét nghiệm. Nếu nguồn thải này không được xử lý mà lại được xả thẳng ra ngoài thì với 20% vi khuẩn này cũng đủ gây ra nhiều loại bệnh đối với môi trường xung quanh đặt biệt là các loại thuốc điều trị bệnh ung thư.

Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện:

Bể thu gom: Nước thải phát sinh từ bệnh viện sẽ theo đường ống dẫn vào bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.

Bể keo tụ lắng: Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào ngăn trợ keo tụ. Hóa chất cần thiết để keo tụ là PAC được đưa vào nhờ bơm định lượng và khuấy trộn đều với nước thải bằng cơ cấu trộn thủy lực. Tại đây các bông keo tụ được hình thành và lắng xuống đáy bể. Để tăng cường quá trình phát triển của bông keo tụ, tại đây có thể đưa thêm chất trợ keo tụ Polymer vào buồng phản ứng tạo bông ở giữ bể lắng. Trong cùng lắng của bể, các hạt cặn lơ lửng có trong nước thải sẽ liên kết với các bông keo tụ làm cho kích thước của chúng ngày càng lớn và dưới tác dụng của trọng lực sẽ bị lắng xuống dưới đáy bể. Nước trong sau khi lắng tràn vào máng thu nước, theo đường ống dẫn vào bể xử lý sinh học. Cặn bùn lắng xuống đáy định kỳ xả về bể bùn.

Bể xử lý sinh học hiếu khí: Loại bỏ các tạp chất sinh học hữu cơ hòa tan. Nước thải từ bể lắng sơ cấp đi vào bể được phân phối đều trên diện tích của bể. Dòng nước thải đi từ trên xuống tiếp xúc với khối vật liệu lọc có vi khuẩn hiếu khí dính bám. Chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được hấp phụ và phân hủy, bùn cặn được giữ lại trong khe rỗng của nước vật liệu lọc. Nước đi qua lớp vật liệu lọc rồi chảy vào khoang ở đáy bể. Từ đây nước được dẫn sang bể thứ cấp.

Bể lắng thứ cấp: Tách thành bùn hoạt tính. Từ bể lọc sinh học hiếu khí, nước lẫn bùn hoạt tính chảy vào bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và định kỳ được bơm hút xả về bể phân hủy bùn. Bơm bùn được điều khiển bằng rơle thời gian, hoạt động từ 2-3 phút/ lần, chu kỳ lặp lại là 60 phút. Nước trong sau khi tách bùn hoạt tính chảy vào bể khử trùng.

Bể khử trùng: Tại bể khử trùng nước thải nước thải được trộn với hóa chất khử trùng được cấp vào nhờ bơm định lượng. Nước đã khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn thải và xả ra ngoài.

Bể phân hủy bùn: bùn cặn lắng từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được đưa về bể phân hủy yếm khí. Tại đây dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định kỳ được hút chở đi nơi khác. Nước trong từ bể này quay trở lại bể chứa - điều hòa để xử lý lại.

Nước xả thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải bệnh viện cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí.