Giải pháp tẩy rửa màng RO

30/01/2023 10:29

Trong quá trình vận hành, màng RO sẽ gặp các vấn đề về cáu bẩn, tắc màng bởi sự tích tụ của các chất lơ lửng, chất tan hoặc vi sinh vật trong nước đầu vào. Một số nguyên nhân gây tắc màng thường thấy như:

  • Canxi trong nước đầu vào (độ cứng)
  • Các kết tủa Sulphat của canxi, bari, strontium
  • Các oxit kim loại (sắn, mangan, đồng ...)
  • Các hợp chất của silica
  • Các hợp chất hữu cơ
  • Các tác nhân vi sinh vật

Vì vậy, người vận hành cần tiến hành các quá trình rửa màng bằng hóa chất (hay còn gọi là Clean-in-place, CIP) để đảm bảo công suất hoạt động của hệ thống. Để xác định thời điểm cần rửa màng, người vận hành có thể theo dõi các yếu tố sau:

  • Dòng lọc giảm từ 10 – 15% lưu lượng so với bình thường
  • Chất lượng dòng lọc giảm từ 10 – 15 %
  • Áp suất tăng 10 – 15% so giữa dòng đặc và dòng cấp

Sau khi xác định các dấu hiệu trên xảy ra, cần tiến hành CIP bao gồm 2 pha: rửa bằng kiềm (Maxtreat 9206) để loại bỏ vi sinh vật và rửa bằng a xít (Maxtreat 9202) để loại bỏ các cặn có nguồn gốc kim loại bám trên màng. Sau chu trình rửa, cần thiết phải rửa lại màng bằng nước sạch để các hóa chất rửa màng và các cặn bẩn được rửa trôi hoàn toàn, không làm ảnh hưởng đếm màng RO. Cần lưu ý đến khoảng pH của nước rửa phải phù hợp với pH hoạt động của màng được khuyến cáo bởi nhà sản xuất (thông thường là khoảng từ 3-11)

► Để hạn chế cáu cặn cho màng RO, nên sử dụng hóa chất chống cáu cặn Maxtreat 9001N. Việc sử dụng Maxtreat 9001N là chất chống cáu cặn màng RO , kéo dài tuổi thọ màng, hạn chế CIP, giảm các chi phí khác có liên quan.