Hệ thống RO

Từ khóa: hệ RO, reverse osmosis, nước tinh khiết, hệ thẩm thấu ngược

Trong cấu hình hệ thống nước tinh khiết và siêu tinh khiết của An Thy, nối tiếp phía sau hệ tiền lọc là hệ RO. Hệ RO, hay hệ thẩm thấu ngược, là hệ thống xử lý nước được lắp đặt dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược của các màng RO. Đối với những mục đích sử dụng các nhau, khách hàng có thể yêu cầu sản phẩm màng RO áp cao hoặc áp thấp tùy theo. Nhiệm vụ của hệ RO là loại bỏ các hợp chất hoặc ion có kích thước phân tử lớn.

Một bộ sản phẩm RO tiêu chuẩn của An Thy thường bao gồm: 1) Bơm trung chuyển, 2) Màng vi lọc (Microfilter), 3) Bơm cao áp và 4) Hệ RO (Trong một số yêu cầu đặc thù của nước, có thể bổ sung thêm đèn UV diệt khuẩn)

1. Bơm trung chuyển (Transfer pump)

Nước đã qua xử lý tiền lọc thường được chứa trong các bồn chứa. Từ đây, bơm trung chuyển có nhiệm vụ: 1) Đẩy nước từ bồn chứa đi và 2) Cung cấp áp suất cho hệ màng vi lọc

2. Màng vi lọc (Microfilter)

Một hệ màng vi lọc (microfilter) thường được đặt trước hệ màng RO nhằm mục đích bảo vệ màng RO khỏi các tác nhân: cặn, các kết tủa, các vật thể lạ có thể lọt vào theo bồn chứa ... Kích thước lỗ của lõi lọc thường nằm trong khoảng từ 1 đến 10 µm. Thông thường sẽ chỉ lắp đặt duy nhất 1 cột lọc MF, nhưng trong các trường hợp cần bảo vệ và đòi hỏi chất lượng nước tốt hơn thì có thể lắp nhiều cột MF với kích thước lỗ giảm dần.

3. Bơm cao áp (High pressure pump)

Bơm cao áp có nhiệm vụ cung cấp đủ áp suất theo yêu cầu của màng RO để chất lượng và lưu lượng nước đạt yêu cầu sử dụng. Để thực hiên nhiệm vụ của mình, bơm cao áp thường lựa chọn loại trục đứng có đa tầng cánh, có vật liệu chế tạo phù hợp với môi trường đòi hỏi độ sạch cao (Inox/Sus 304).

4. Hệ RO (reverse osmosis system)

Là trái tim của toàn bộ hệ thống. Hệ RO bao gồm các vỏ màng bằng inox 304 hoặc FRP, bên trong chứa 1 hoặc nhiều màng RO tùy thuộc vào yêu cầu về lưu lượng và chất lượng nước đầu ra. 

Nguyên lý hoạt động của màng RO được mô tả theo sơ đồ sau:

Dòng nước cấp vào áp cao (Feed water) được cấp trực tiếp vào màng. Dòng nước sạch hay dòng lọc (permeate) đi qua màng và dòng nước đặc (concentrate/reject) hay nước thải sẽ được loại bỏ. Thông thường tỷ lệ dòng nước thải/dòng nước cấp bằng khoảng 50% nếu hệ RO được lắp ở dạng đơn cấp (Single stage)

Trên thực tế, với yêu cầu khác nhau về nước đầu ra, hệ thống RO có thể lắp theo các dạng: 1) Lọc lại dòng đặc (reject staging/ multi-stage RO) hoặc 2) Lọc lại dòng lọc (Double pass RO/ permeate staging). 

Đối với hệ thống sử dụng phương pháp "Lọc lại dòng đặc", lượng nước thải sẽ được giảm xuống còn 25-30% (đối với 2 tầng/2 stage) và thậm chí giảm xuống 13-15% (3 tầng/3 stage). Chất lượng nước đầu ra (dòng lọc) có thể đạt độ dẫn ≤5 µS/cmSơ đồ lắp của hệ RO 2-stage được thể hiện sau đây:

Đối với các yêu cầu cao hơn về chất lượng nước đầu ra, hệ RO sẽ được lắp đặt theo mô hình permeate staging/double pass. Tại đây, dòng lọc của hệ RO đầu sẽ được lọc lại bởi hệ RO tiếp theo. Tại hệ RO thứ 2, tỷ lệ thu hồi nước có thể đạt tới 90% (tức là chỉ loại bỏ 10%), chất lượng nước đầu ra đạt độ dẫn ≤2 µS/cm . Nguyên lý lắp đặt "Lọc lại dòng lọc" được mô tả theo sơ đồ sau: 

5. Hệ khử trùng UV

Hệ khử trùng dùng đèn UV thường được bổ sung sau hệ thống RO nếu nguồn nước cấp đi được sử dụng cho các yêu cầu cao về chỉ số vi sinh.

Trên đây là các thông tin sơ bộ về hệ thống RO. Nước sau khi ra khỏi hệ thống RO được gọi là nước tinh khiết và có khả năng sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như: thực phẩm, dược phẩm, y tế, xi mạ, điện tử, nhiệt điện ...

 

Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về hệ thống, xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.

An Thy Environment - "Chinh phục mọi nguồn nước"