Xử lý nước thải cho ngành điện tử

Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử của người tiêu dùng ngày càng cao. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tích cực đầu tư, xây dựng các nhà máy, phân xưởng sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử. Điều này đem lại sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập quốc dân và đời sống sinh hoạt xã hội. Song song với phát triển của ngành lại kéo theo các vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước thải. Các loại nước thải này chứa nhiều các chất hữu cơ và có nồng độ BOD, COD cao…, gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường sinh thái ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh. Do đó việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho ngành điện tử là một yêu cầu cấp thiết cho việc bảo vệ môi trường.

Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường An Thy với đội ngũ nhân viên với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải. Chúng tôi xin giới thiệu đến Qúy khách hàng quy trình xử lý nước thải cho ngành điện tử cơ bản như sau:

- Bể chứa chung: Nước thải sản xuất ngành điện tử gồm ba loại: Nước thải có axit, nước thải có dung dịch kiềm, nước thải thường. Nước thải sản xuất được đưa vào bể chứa chung, máy sục khí sử dụng để hòa lẫn 3 loại nước thải trên, thúc đẩy quá trình xử lý cơ học đầu tiên.

- Bể điều hòa: Bể điều hòa có vai trò điều hòa lưu lượng và ổn định độ pH. Bể điều hòa với một hệ thống phân phối khí nhằm tạo sự xáo trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí trong bể này, tạo môi trường đồng nhất cho dòng thải trước khi qua các bước xử lý tiếp theo, đồng thời dung dịch NaOH cũng được châm vào bể để nâng pH của nước thải. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang bể phản ứng

- Bể phản ứng: Nước thải được đo và điều chỉnh pH bằng đầu cảm biến sao cho phù hợp với phản ứng keo tụ, sử dụng axit H2SO4 để trộn đều,tại đây xảy ra quá trình khử và kết tủa ion kim loại. Để tăng liên kết cho kết tủa còn phải sử dụng thêm hóa chất Ca(OH)2.

- Bể keo tụ: Hóa chất phèn sắt FeSO4 được dùng cho phản ứng keo tụ, các bông phân tử hình thành từ quá trình kẹo tụ gọi là bông cặn chuyển sang bể lắng nhờ có sự tham gia của Polymer. Quá trình keo tụ xảy ra phản ứng:

                                                                           Fe²+ + 2H2O----> Fe(OH)2 + 2H+

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O----> 4Fe(OH)3

- Bể lắng: Nước thải sau đó được chảy sang bể lắng, tại đây bùn được lắng xuống đáy bể. Bùn này sẽ được thu hồi và đem đi xử lý.

-Bể trung gian: Bể trung gian là nơi tập trung nước thải sau quá trình xử lý để tiếp tục công đoạn lọc áp lực.

- Bể lọc áp lực: Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định. Nước xả thải sau khi xử lý đảm bảo QCVN 40:2011/BNTMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Ngoài ra, chúng tôi còn có bí quyết công nghệ xử lý nước thải cho ngành điện tử phù hợp với từng yêu cầu của Quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn Miễn phí.